Theo tin nong trong ngay đưa tin Đó hầu hết là những người dân tộc thiểu số, ở nơi rừng núi đồi trọc xa xôi. Nhưng thật buồn, khi tiền bạc các chương trình về đến làng, bản thì bị biến tướng hết.

Dân kêu trời không thấu
Xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, có hơn 10 làng bản. Làng bản nào cũng mang cái tên thật nặng nhọc u buồn như: Làng Sỏi, Mít, Cay… Họ hầu hết là người dân tộc thiểu số, đều ở vùng rừng núi đồi trọc xa xôi.
Theo đơn thư phản ánh, chúng tôi về làng Cay (Tân Cay) một trong hàng chục làng bản của xã Nghĩa Lợi. Tại đây, có 77 hộ, 396 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Thanh, trong đó có nhiều người không biết chữ. Nhiều gia đình không có đất sản xuất phải đi làm thuê, cuộc sống hết sức cơ cực. Rồi nơi đây cũng được chính phủ đưa về một số chương trình như 134, 135. Nhưng thật buồn, khi tiền bạc các chương trình về đến làng, bản thì bị biến tướng bằng nhiều cách.      
Người dân tập trung tố cáo, kể khổ.
Để xây nhà cho hộ nghèo ở vùng chương trình 134, mỗi gia đình được Nhà nước cấp 6.000.000 đồng, tuy nhiên, hộ ông Lô Văn Duy và bà Hà Thị Hương lại chỉ được cấp 1.200.000 đồng. Khi ông bà thắc mắc, cán bộ xóm đã đưa thêm 300.000 đồng. Các hộ khác như Hoàng Văn Toàn, Lưu Văn Thiện, Lê Văn Mai, Nguyễn Thị Thìn, Lưu Văn Xuân, Vi Văn Trọng…, trong đợt 1 được cấp 1.200.000 đồng nhưng được quy thành vật liệu xây dựng như ngói, sắt, thép, xi măng, đá cát hoặc prô-xi-măng.
Đợt 2, họ được xã thông báo bổ sung thêm 300.000 đồng, nhưng bị trừ vào nợ nghĩa vụ bằng cách, cán bộ tự viết vào giấy với nội dung: “Tôi nhất trí cần trừ 300 nghìn đồng tiền xoá nhà tre, tranh dột nát vào nợ nghĩa vụ”. Ngoài ra, còn có hộ như Hà Văn Ước được nhận 1.500.000 đồng trong đợt đầu, đợt 2 bổ sung thêm 500.000 đồng.
Thấy các hộ thân thích với cán bộ như hộ Lê Văn Sơn, Lương Công Tâm,  Lương Thị Phúc… đều được nhận 6.000.000 đồng, bà Hương đã xuống xã, yêu cầu được xem danh sách thì phát hiện, trên giấy tờ, gia đình bà cũng được hưởng 6.000.000 đồng nhưng có ai đó đã giả mạo chữ ký để nhận tiền. Từ đó đến nay, bà đã nhiều lần đi đòi… “Bây giờ số tiền đó họ đã mang đến nhà trả rồi”, vừa nói  bà Hương vừa đưa ra một biên bản chỉ vào “Hôm đó tôi bắt ký vào biên bản là ăn quỵt tiền của tôi nay trả lại. Nhưng họ cứ xin chày xin cối, tôi cũng cho qua luôn. Thương cho những người khác, thấp cổ bé họng, đến nay vẫn chưa được gì”. Thậm chí, có một số gia đình không được thông báo về việc đến nhận tiền hỗ trợ đợt 2, nhưng khi đến hỏi, cán bộ xóm lại trả lời: “Tiền đó đã trừ nợ nghĩa vụ rồi”.
Nhà ông xóm trưởng Lữ Xuân Tiệp, Làng Tân Cay, xã Nghĩa Lợi.
Thực hiện việc cấp bò cho các hộ theo Chương trình 135, xóm đã họp bình xét, cấp cho hộ nghèo anh Lưu Văn Xuân 1 con bò, nhưng anh Xuân lại không được nhận. Hỏi xóm thì nhận được câu trả lời: “Do anh Xuân đang nợ tiền nghĩa vụ nên bị cắt”. Nhiều hộ nợ tiền nghĩa vụ đã lên xã xin chứng thực các loại giấy tờ như: Chứng nhận hộ nghèo, tạm trú tạm vắng, giấy khai sinh… nhưng đều không được xã chứng thực.
Góp hàng chục khoản tiền nhưng không rõ tiền gì?
Chị Lương Thị Mai (SN 1974) cho biết tin tuc“Tôi xin chứng thực hộ nghèo nhưng xã kiên quyết không cho dấu. Sau đó, tôi trình bày rằng, hiện đang rất cần giấy tờ đó. Xã buộc tôi nộp lại đăng ký xe máy, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu. Trời mưa như trút nước, nhà cách trụ sở 12 km nhưng tôi vẫn phải đi bộ về nhà lấy giấy tờ lên nộp. Ba tháng sau, khi đã góp đủ số tiền phải nộp, xã mới trả lại cho tôi các loại giấy tờ trên”. Ông Hà Văn Ước lên làm khai sinh cho con, nhưng do nợ tiền nghĩa vụ nên bị từ chối với lý do: “Lúc nào có tiền thì đến làm”. Hơn 2 tháng sau, ông lên nộp tiền thì nhận được trả lời: “Đã quá hạn vì thời gian đăng ký khai sinh chỉ là 60 ngày”.
Vậy, tiền nghĩa vụ là khoản gì mà nhiều người dân nợ đến vậy?! Kiểm tra các cuốn “Sổ công dân” mà người dân cung cấp thì được biết, hàng năm, mỗi hộ nghèo phải đóng góp hàng chục khoản tiền nhưng không hiểu nó thuộc quy định nào.
Đơn cử như hộ nghèo Lô Văn Duy, ngoài 4 khoản đóng cho huyện hết 60.000 đồng, còn phải đóng các khoản khác như: Quỹ công ích 180.000 đồng,  thu theo lao động 100.000 đồng, quỹ dân lập 120.000 đồng, quỹ xây dựng cơ bản 200.000 đồng, quỹ đối ứng 175.000 đồng, quỹ hỗ trợ các tổ chức xã hội hoạt động 20.000 đồng, quỹ xã hội hoá giáo dục 20.000 đồng, quỹ tệ nạn xã hội 20.000 đồng… So sánh với các hộ khác cùng xóm, hoặc như các hộ ông Dư Tiện Lợi, Nguyễn Hồng Đại, bà Phạm Thị Quế ở xóm Ngọc Hưng (cùng xã) thì cũng các khoản trên, nhưng ở mỗi sổ lại thấy thu các mức tiền khác nhau.
Dân nợ xã là vậy nhưng việc xã nợ dân thì không được nhắc đến. Ông Lê Hồng Lâm, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xóm Tân Cay bức xúc: “Để kéo điện về làng, mỗi hộ dân phải nộp 540.000 đồng và xã đã vay ngân hàng để nộp giúp dân, còn lãi thì dân trả. Khi điện lực hoàn trả vốn, xã không chịu trả lại tiền cho dân mà còn bắt dân tiếp tục nộp tiền lãi suất. Nhiều người dân không có ruộng để canh tác, nhưng đất 5% nằm ở địa bàn xóm chúng tôi lại không cho dân trong xóm làm mà khoán cho người ngoài xã. Dân làm bìa đỏ cũng bị thu lệ phí, người nộp 7.000.000 đồng thì cho trả góp, người ít thì gần 1.400.000 đồng”.
Cứ theo đó thì làng Tân Cay nói riêng ở xã Nghĩa Lợi đang có một cách thu các khoản theo tùy thích, thân, sơ khác nhau. Trên cho con bò, hay cho một ít tiền để xóa nhà tranh tre dột nát thì xã làm cho nghèo thêm, bằng cách khấu trừ các khoản đóng góp, cốt sao xã lập được thành tích “Thu đủ, thu đúng”. Thật cay đắng thay khi đứa trẻ sơ sinh bố mẹ đi khai sinh cũng bị những áp lực “Phải nộp đủ tiền nghĩa vụ mới làm thủ tục”. Ông Vi Văn Thương nhìn ra ruộng mía, ruộng khoai đang héo quoắt vì nắng hạn nói “Ngoài hàng chục khoản đóng góp gọi là thuế, nghĩa vụ theo pháp lệnh thì còn hàng chục khoản đóng góp khác của xóm và các đoàn thể khác kêu gọi… không điếm hết mô”.
Chúng tôi về Tân Cay đang mùa hạn hán, nắng như đố lửa, người dân, cả trẻ em đổ ra đồng tưới nước, làm cỏ cứu cây khoai, cây sắn. Đây là thời điểm các cơ quan đoàn thể, xã, huyện được nghỉ 6 ngày, rủ nhau đi nghỉ mát.
Một ngôi nhà của dân ở Tân Cay, xã Nghĩa Lợi.
Khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được ông Nguyễn Văn Quyết, đã 2 nhiệm kỳ (10 năm) chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi để trao đổi về những bất cập ở làng Cay, ông cho biết: “Có nhiều chương trình hỗ trợ được triển khai do UBMTTQ thực hiện nên không nhớ hết được. Các khoản đóng góp nghĩa vụ thì thu theo nghị quyết của HĐND xã. Còn dân nợ không được đóng dấu là biện pháp mà hội đồng đưa ra để buộc họ thực hiện nghĩa vụ công dân?!”.
Rõ ràng chủ trương của trên làm một nơi, cấp xã “hợp lý hóa HĐND” thực hiện một nẻo. Về xã vùng sâu này đi đâu cũng nghe dân ca thán: Cán bộ xã ngày càng giàu lên, con em được nhận vào làm việc, dù chỉ là tốt nghiệp bằng cao đẳng. Còn người dân ngày càng nghèo đi, thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Toàn xã Nghĩa Lợi có 10 làng, toàn là người dân tộc Thanh, Thổ. Chỉ một làng Tân Cay mà đã có bao chuyện ăn chặn của dân thử hỏi 9-10 làng còn lại ?

0 nhận xét:

Bài đọc nhiều nhất

Tổng số lượt xem trang

Bài viết mới